Phân biệt Heavy cream và Topping Cream

Sunday,
29/01/2023
0

Khi làm bánh hay pha chế, chắc hẳn các bạn đã nghe đến các loại kem trang trí là Heavy cream và kem topping (Topping cream). Giữa hai loại kem này có rất nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hầu hết đặc điểm và cách dùng của từng loại. Mời bạn cùng Farina tìm hiểu và phân biệt Heavy cream và Topping cream nhé.

Heavy Cream

Heavy Cream được xem là kem sữa béo hay còn được gọi là loại kem bông tuyết, đây là loại chế phẩm được làm từ sữa.

Heavy cream còn được xem là loại kem giàu chất béo, hàm lượng chất béo ít nhất là 36% – 40% tổng khối lượng kem. Trong các loại kem tươi như Whipping Cream, Topping Cream, Light Cream,…Heavy Cream là loại kem có hàm lượng chất béo cao nhất.

Heavy Cream còn có một loại kem khác tên là Manufacturing Cream với hàm lượng chất béo cao hơn hẳn, dao động từ 40 – 50%.

Heavy cream cũng chứa hơn 5 calo trong mỗi muỗng canh và khi sử dụng giữ form tốt hơn hẳn so với whipping. Trong chế biến món ăn, heavy cream được sử dụng làm nước sốt bởi thành phần chất béo có trong kem có thể tránh được hiện tượng vón cục khi sử dụng cùng với những thành phần có tính axit mặn lên đến 25%

Heavy Cream là loại kem được đánh giá rất ngon, độ béo cao và ứng dụng đa dạng trong nhiều món ăn khác nhau. Hơn nữa, vì không có đường nên người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh Heavy Cream theo khẩu vị của bản thân.

Vì độ béo cao nên khả năng chịu nhiệt của Heavy Cream cũng kém, dễ tan chảy, dễ gặp hiện tượng kem bị tách nước hơn so với những loại kem khác.

Thông thường, Heavy Cream được có khả năng giữ được kết cấu lâu hơn sau khi bắt bông kem có thể sử dụng để trang trí đơn giản. Tuy nhiên, Heavy Cream có màu ngà, đục, không thẩm mỹ nên không hay dùng để trang trí.

Heavy Cream được sử dụng rất nhiều trong các công thức nấu ăn, từ khai vị, món chính đến món tráng miệng. Những món ăn phổ biến nhất dùng Heavy Cream có thể kể đến như: các loại soup, bánh táo, bánh dâu shortcake, nama chocolate, cream puffs và eclairs, sốt spaghetti,... dùng trong các công thức sữa lắc, cocktail trái cây, kem sundaes, coffee,….

Heavy Cream không quá phổ biến tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở nước ngoài, người Việt Nam thường sử dụng Whipping Cream thay cho Heavy Cream. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo khác nhau giữa Heavy Cream và Whipping Cream khiến rất nhiều vấn đề kéo theo đó bị thay đổi về hương vị, công dụng và cách chế biến

Topping cream

Khác với Heavy cream, topping cream là loại kem thực vật ít béo. Trong loại kem này có sẵn một lượng đường nhỏ nên khi đánh bông bạn không cần phải cho thêm đường mà chỉ cần thêm khi muốn điều chỉnh hương vị.

Topping cream là loại kem tươi ít béo với thành phần bao gồm các chất chuyển thể từ sữa và hoá chất tạo quánh/đặc nên rất thích hợp cho người ăn kiêng.

Topping cream rất đứng kem, dễ trang trí và lại ít bị chảy hơn so với heavy cream nên làm kem và trang trí bánh rất đẹp. 

Topping cream được sử dụng nhiều trong công thức đồ uống lạnh như trà sữa, cà phê, đá xay và làm kem tươi. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể thay thế thành phần sữa đặc trong các món sinh tố, chế biến các món bánh hoặc thay cho bột béo trong món đá xay.

Sự khác nhau giữa Heavy cream và Topping cream

Heavy cream chứa hàm lượng chất béo cao (36 – 50%), còn Topping cream chứa ít chất béo.

Heavy cream thường được sử dụng để trang trang trí những chi tiết đơn giản, sử dụng trong các công thức nấu ăn, từ khai vị, món chính đến món tráng miệng, dùng trong các công thức sữa lắc, cocktail trái cây, kem sundaes, coffee,… Còn Topping cream thường dùng làm kem tươi, trang trí các chi tiết phức tạp, chi tiết nhỏ, cần đứng form, được sử dụng nhiều trong công thức đồ uống lạnh như trà sữa, cà phê, đá xay, thay thế thành phần sữa đặc trong các món sinh tố, thay cho bột béo trong món đá xay...

Heavy cream là loại kem có độ béo ngậy, dễ kích thích vị giác, độ ứng dụng của khá đa dạng. Tuy nhiên, Heavy cream lại có khả năng chịu nhiệt kém nên rất dễ bị tan chảy, dễ rơi vào trạng thái bị tách nước do đánh quá tay. Bên cạnh đó, kem có màu đục hơn so với các loại kem khác nên thường ít được lựa chọn để trang trí. Trong khi đó, Topping cream rất đứng kem, dễ trang trí, ít bị chảy hơn và giá tương đối thấp và hợp lý, bảo quản được lâu hơn nên rất phù hợp với các tiệm bánh, các cơ sở sản xuất bánh kem với số lượng lớn.

Trên đây là một số thông tin về Heavy cream và Topping cream. Hy vọng rằng bạn đã có thêm những thông tin về hai loại kem này để có sự lựa chọn và ứng dụng phù hợp trong các sản phẩm đa dạng tại tiệm bánh của mình.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: