-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách Làm Bánh Trung Thu Thập Cẩm Ngon Và Chuẩn Vị
Thursday,
30/09/2021
0
Ngoài bánh trung thu nhân nhuyễn, bánh trung thu nhân thập cẩm là một trong những món bánh truyền thống được yêu thích và gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Vậy làm bánh trung thu thập cẩm có khó không? Và công thức nào thì chuẩn nhất? Cùng Farina tìm hiểu nhé!
Farina xin chia sẻ công thức nhân thập cẩm cơ bản nhất! Dựa trên nền nhân này bạn có thể thay đổi mùi vị cũng như thành phần để tạo ra những chiếc bánh ngon miệng và đẹp mắt để cùng người thân đón một mùa trung thu sum vầy.
Bánh trung thu là một thức quà bánh để bạn cùng người thân thưởng thức khi ngắm trăng rằm tháng tám
1. Hướng dẫn cách làm nhân thập cẩm chuẩn vị
Trước tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
a. Phần nhân chính
- Mè trắng: 150g
- Hạt dưa: 150g
- Hạt điều: 150g
- Lạp xưởng: 150g
- Mứt gừng vàng: 150g
- Mứt sen: 150g
- Mứt bí: 150g
- Mứt gừng đỏ: 30g
- Lá chanh: 30g
- Trần bì: 15g
- Trứng muối: 4 quả
b. Hỗn hợp gia vị nhân
- Dầu mè: 10g
- Nước tương: 50g
- Nước đường bánh nướng: 50g
- Dầu hào: 50g
- Rượu Mai Quế Lộ: 5g
- Đường cát trắng: 100g
c. Bột dầu
- Bột bánh dẻo/ bột bánh in: 150g
- Dầu ăn: 200ml
Cách làm bánh trung thu thập cẩm
Sau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu, cùng bắt tay vào làm phần nhân nhé!
1. Nhân thập cẩm
B1: Cho mè trắng, hạt dưa và hạt điều vào chảo rang cho đến khi chín vàng và tỏa mùi thơm.
B2: Cắt lạp xưởng thành hạt lựu rồi đem đi áp chảo. Bạn nhớ đảo đều để tránh lạp xưởng bị cháy.
B3: Cắt mứt gừng vàng, mứt gừng đỏ, hạt dưa, hạt điều, mứt sen và mứt lá chanh và trần bì cắt sợi nhỏ.
B4: Trộn đều các nguyên liệu gia vị nhân, làm thành hỗn hợp gia vị cho phần nhân.
B5: Đổ dầu ăn vào bột bánh dẻo, trộn đều lên làm hỗn hợp bột dầu.
B6: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị làm nhân bánh vào âu, dùng tay trộn. Sau đó, cho tất cả vào máy xay sinh tố để xay nhỏ phần nhân. Nhờ đó, các thành phần có kích thước tương tự nhau sẽ giúp tăng độ kết dính của phần nhân.
Ngoài những thành phần cơ bản trên, chúng ta thường thêm thịt xá xíu hoặc gà quay, jambon để tăng thêm hương vị và loại nhân thập cẩm. Cắt xá xíu/ jambon thành dạng hạt lựu có kích thước nhỏ và tương tự với các thành phần còn lại hoặc cho vào trộn cùng các nguyên liệu trên rồi đem xay nhỏ.
Ngoài cách làm truyền thống với 6 bước cơ bản trên, bạn có thể sử dụng Sava - nhân bánh trung thu thập cẩm làm sẵn với 2 hương vị phù hợp với khẩu vị của cả miền Bắc và miền Nam. Cách sử dụng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ việc lấy nhân Sava ra nhồi sơ để kiểm tra độ kết dính của nhân. Sau đó, bạn có thể bọc trứng muối và tiến hành bọc nhân đóng bánh một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể phối thêm các nguyên.
2. Trứng muối
Tách lòng đỏ trứng muối cho vào ngâm với rượu Mai Quế Lộ trong 10 – 15 phút rồi ướp với một ít dầu mè để khử bớt mùi tanh. Sau đó, mang đi hấp trong khoảng 12 phút hoặc nướng ở nhiệt độ 120 độ trong 10 phút là trứng chín. Bạn nên nướng trứng vừa tới còn màu cam/cam vàng không nên nướng/ hấp quá lâu khiến trứng bị khô.
Chia nhân thành từng viên dựa trên kích thước cùng trọng lượng và tỷ lệ nhân : vỏ mà bạn muốn. Nếu bạn dùng nhân có trứng muối thì nhớ trừ trọng lượng trứng muối khi chia và cân nhân. Sau khi chia nhân, tiến hành dùng nhân bọc trứng muối.
Với nhiều nguyên liệu khác nhau khi qua đôi bàn tay khéo léo sẽ trở thành một thức bánh vô cùng hấp dẫn
3. Nguyên liệu và cách làm vỏ bánh trung thu nhân thập cẩm
Phần vỏ bánh trung thu thập cẩm thường sẽ có tỷ lệ bột, dầu có chút khác biệt so với vỏ bánh trung thu nhân nhuyễn. Ngoài ra, trong một số công thức phần vỏ bánh thu thập cẩm còn được cho thêm rượu Mai quế lộ, bộ ngũ vị hương để tăng hương vị cho món bánh.
Nguyên liệu phần vỏ bánh trung thu
- 330g bột mì đa dụng (Hoa Ngọc Lan, Bông Hồng Xanh hoặc bột số 11).
- 90g bột mì số 8 (bột cake, bột làm bánh bông lan).
- 260g nước đường bánh nướng Farina.
- 25g lòng đỏ trứng gà.
- 40g dầu ăn (nên dùng loại dầu có mùi nhẹ như dầu dừa tinh luyện, dầu ngô,…).
- 6g rượu mai quế lộ.
- 20g bơ đậu phộng (nên dùng loại dạng mịn)
Hỗn hợp quét mặt bánh: 1 lòng đỏ + 1 muỗng cà phê sữa tươi không đường + 1 muỗng cà phê nước lọc.
B1: Cho nước đường, rượu mai quế lộ, dầu ăn, lòng đỏ và bơ đậu phộng vào âu/thau. Rồi dùng phới lồng trộn cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau hoàn toàn.
B2: Chia bột thành 2 -3 phần rồi rây và trộn đều phần bột và hỗn hợp nước đường. Nếu trộn bằng máy thì trộn ở tốc độ thấp trong vòng 4 phút. Nếu dùng tay thì nên làm trộn thật nhẹ và chỉ bột hoặc xới bột. Hạn chế hoặc tránh không nhào bột vì sẽ khiến bột bị dai.
B3: Bọc kín âu bột và để bột nghỉ 20 phút ở nhiệt độ phòng.
B4: Sau 20 phút lấy bột ra, chia bột từng phần và bọc kín mặt bằng màng thực phẩm để tránh bột bị khô. Rồi bọc nhân đóng bánh.
B5: Cách nướng bánh
Lần 1: nướng 200 độ C trong 13 phút hoặc cho tới khi vỏ bánh đục hoàn toàn. Lấy ra ngay và xịt nước (dạng phun sương) khắp mặt bánh. Chờ bánh nguội khoảng 60% thì tiếp tục nướng lần 2.
Lần 2: 190 độ C trong 13 phút. Lấy bánh ra lập tức và xịt nước khắp mặt bánh chờ bánh nguội 80% mới bắt đầu quét trứng. Bạn cần phải quét 1 lớp rất mỏng lên mặt bánh. Đối với phần thành bánh, bạn có thể quét hoặc không quét tùy theo sở thích. Sau khi quét trứng xong, cho bánh vào nướng lần 3.
Lần 3: nướng ở 180 độ C trong 8 phút. Lấy bánh ra khỏi lò để nguội hoàn toàn nhiệt độ phòng.
Lưu ý:
Phần bột này phải sử dụng hết trong vòng 1 tiếng kể từ lúc cho bột nghỉ, không để bột lâu hơn bánh sẽ bị chai.
Thời gian và nhiệt độ nướng trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần tùy chỉnh và canh nhiệt theo lò mà bạn đang sử dụng.
Không để để hỗn hợp quét mặt đọng lại ở các khe rãnh phần hoa văn trên mặt bánh sẽ làm cho bánh thiếu độ sắc nét.
Ngoài công thức trên, bạn cũng có thể sử dụng Hola - bột trộn sẵn vỏ bánh trung thu. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tăng hiệu suất kinh doanh của bạn. Bạn có thể tham khảo cách làm tại đây (https://www.youtube.com/watch?v=v-esCVdjK6o)
Kết hợp giữa bột trộn sẵn bánh trung thu và Sava - nhân trung thu thập cẩm sẽ giúp bạn làm ra những chiếc bánh thơm ngon và đẹp mắt
Bảo quản
Để bảo quản thật tốt bánh trung thu nhân thập cẩm, bạn cần đợi bánh nguội hoàn toàn (xếp lên rack 2-3 tiếng cho nguội hẳn) thì bỏ bánh vô bao bì có túi hút ẩm.
Bánh làm vệ sinh sạch sẽ không chất bảo quản, có thể để được 7-10 ngày ở nhiệt độ phòng. Sau đó có thể bỏ ngăn mát tiếp được 7 ngày nữa.
Bánh mới nướng xong sẽ khá cứng, sau 2-3 ngày mềm dần do dầu trong nhân thấm ra ngoài. Thông thường, bánh trung thu nhân thập cẩm sẽ mềm chậm hơn sao với bánh nhân nhuyễn. Còn sau 2-3 ngày, nếu bánh vẫn cứng thì có thể nước đường bạn bị đặc, bột bị khô hoặc nướng lâu quá hoặc quá nhiệt.
Lời kết
Bánh trung thu thập cẩm tùy theo khẩu vị của mỗi vùng miền sẽ được thêm bớt một số thành phần khác nhau cũng như điều chỉnh vị mặn ngọt hoặc có hương vị rất riêng. Do đó, Farina đã nghiên cứu cho hai dòng nhân thập cẩm mang hương vị riêng của miền Bắc và miền Nam. Bạn chỉ việc chọn loại nhân phù hợp để làm bánh hoặc phối trộn thêm các nguyên liệu mà bạn thích vào để tạo ra vị ngon như ý thích. Chúc bạn thành công.
Xem thêm sản phẩm nguyên liệu bánh trung thu:
- Nước đường bánh nướng Farina: https://farina.com.vn/nuoc-duong-banh-nuong
- Nguyên liệu trung thu Farina: https://farina.com.vn/nguyen-lieu-trung-thu