Cách Nấu Nước Đường Bánh Trung Thu Nướng Và Bánh Dẻo Chuẩn

Thursday,
30/09/2021
0

Nước đường là một trong những nguyên liệu quan trọng để làm bánh trung thu nướng và dẻo. Tuy nhiên, để nấu được một mẻ nước đường chuẩn thì không phải ai cũng biết. Nhiều bạn đã phải nấu đi nấu lại nhiều lần mới có một mẻ nước đường tốt để làm ra những chiếc bánh trung thu ngon, đẹp mắt và bảo quản được thời gian dài. Chính vì vậy, Farina xin chia sẻ cách nấu nước đường bánh trung thu nướng và dẻo trong bài viết ngay sau đây. Cùng vào bếp nhé!

A. Vì sao cần nấu nước đường chuẩn?

Độ ngọt, độ mềm, thời gian bảo quản và màu sắc (đối với bánh nướng) được quyết định bởi nước đường. Do đó, bạn cần nấu nước đường chuẩn và đạt yêu cầu thì sẽ giúp bánh làm ra:

  • Có độ mềm vừa phải sau 1-2 ngày kể từ khi nướng bánh.
  • Có độ ngọt vừa đủ để không cảm thấy gắt và ngấy.
  • Có thể bảo quản bánh lên đến 14 ngày (nếu nhân sên chuẩn và bảo quản đúng cách).
  • Bánh có màu nâu vàng đẹp mắt.
  • Hạn chế một số lỗi khi làm bánh trung thu như bánh bị khô/ bở hoặc bánh bị chảy xệ mất nét.

Cách nấu nước đường bánh trung thu rất đơn giản. Thế nhưng, làm sao để nhận biết nước đường đã đạt hay chưa không hề dễ, đòi hỏi bạn phải biết cách phân biệt cách thử và có kinh nghiệm nhận biết nước đường như thế nào là đạt. Để tìm hiểu cách nấu và thử nước đường, cùng chúng mình xem tiếp phần tiếp theo nhé!

B. Cách nấu nước đường bánh trung thu

1. Nước đường bánh nướng

a. Nguyên liệu:

Nguyên liệu:

- 1kg đường vàng hạt mịn

- 600g nước nóng

- ¼ trái thơm (dứa) đã sơ, cắt thành từng lát dày 1cm.

- 10g nước cốt chanh

b. Cách làm:

Chuẩn bị : Cân trọng lượng lót nồi và nồi không rồi ghi chú lại

B1:  Cho đường vào nồi, đổ nước vào, khuấy cho đường tan bớt. Lưu ý: lúc này KHÔNG bật bếp

B2:  Cân đường và nước trong nồi, tổng khối lượng (của đường và nước) lúc này là 1.6kg.

B3:  Đun nước đường trên lửa lớn cho khi nước đường sôi. Khi nước sôi mạnh lên thì nên giảm lửa xuống và vớt bọt trong nồi. Lưu ý tuyệt đối KHÔNG được khuấy đảo.

B4: Cho thơm (dứa) và nước cốt chanh vào, mở lửa lớn hơn và tiếp tục nấu nước đường sủi tăm thì hạ xuống lửa nhỏ và nấu thêm 90 phút nữa. Trong giai đoạn này cũng tuyệt đối KHÔNG khuấy đảo. Nếu có bọt thì tiếp tục vớt bọt đi.

Sau 65 -70 phút, lấy thơm ra cân nồi nước đường. Nếu tổng trọng lượng giảm còn 1,2kg thì đạt, còn chưa thì tiếp tục đun đến khi giảm còn 1,2kg. Tuy nhiên, bạn cũng cần thử nước đường xem đã đạt chưa. Cuối cùng, chờ nước đường nguội thì múc qua rây lọc cho vào hũ.

c. Cách thử nước đường

Để thử nước đường đã đạt hay chưa, bạn cần nhỏ một giọt nước đường vào chén/bát nước.

- Nếu giọt đường bị tan vào nước bạn cần tiếp tục nấu và cứ 30p là cân và thử lại 1 lần.

- Nếu giọt đường gom lại thành viên tròn thì nước đường đã bị nấu đặc quá. Bạn cần thêm nước vào và nấu đến khi đạt.

- Nếu giọt đường không bị hòa tan ra với nước mà chì hơi lan ra đáy chén/bát và tạo thành một quầng nước đường màu vàng nhạt thì nước đường bạn nấu đã đạt rồi nhé (như hình)

d. Lưu ý khi nấu nước đường

- Tuyệt đối KHÔNG khuấy đảo nước đường trong suốt quá trình nấu trên bếp. Vì nó dẫn đến đường bị kết tính trở lại (hiện tượng lại đường)

- Lọc qua rây giúp các hạt đường bám vào thành nồi không trôi vào hũ gây hiện tượng lại đường.

- Nước đường mới nấu sẽ hơi lỏng, nhưng sau vài ngày, tốt nhất là sau 2 tuần, thì nó sẽ đặc lại và có màu sậm hơn. Do đó, bạn cần nấu nước đường trước khi bắt đầu làm bánh trung thu ít nhất từ 1 – 2 tuần để nước đường đạt độ đặc và màu sắc chuẩn.

- Nếu nước đường nấu quá nhiều thì nó sẽ bị đặc cứng lại sau khi nguội. Để khắc phục, ngâm lọ nước vào nước ấm cho nước đường lỏng ra rồi cho thêm một ít nước nóng và đem mẻ nước đường đi nấu lại.

- Nếu sau một thời gian, hũ nước đường của bạn xuất hiện một lớp hạt đường ở đáy lọ thì nó đang bị hiện tượng lại đường. Bạn có thể ngâm hũ nước đường vào nước ấm rồi pha thêm ít nước nóng và nước cốt chanh rồi bắt lên bếp nấu lại. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này, hầu hết đều nên bỏ và làm mẻ mới.

2. Nước đường bánh dẻo.

a. Nguyên liệu

- 500g đường cát trắng

- 500g nước

- 10g nước cốt chanh

b. Cách làm

B1: Cho đường vào nồi, đổ nước đã được nấu sôi vào, khuấy cho đường tan bớt. Lưu ý: lúc này KHÔNG bật bếp.

B2: Cân trọng lượng của nồi và nước đường trước khi nấu.

B3: Đặt nồi nước đường lên bếp,để lửa vừa cho sôi lên và đường tan hoàn toàn. Tuyệt đối KHÔNG được khuấy đảo trong nồi ở giai đoạn này.

B3: Khi đường đã tan hết hoàn toàn, hạ lửa xuống chỉ để cho nước sôi lăn tăn thì tiếp tục đun thêm 20 phút nữa rồi cho nước cốt chanh vào.Sau đó, nấu thêm 5 phút là tắt bếp.

B4: Thông thường, nước đường bánh dẻo sau khi nấu sẽ có khối lượng giảm đi 15% so với khối lượng ban đầu. Do đó sau khi nấu, khối lượng sẽ giảm còn lại 840 - 850g là đạt.

B5: Nếu nước đường chưa giảm lại về khối lượng này, cần nấu thêm cho tới khi đạt. Vì nước đường loãng sẽ khiến cho bánh nhanh bị hư.)

B6: Để nguội hoàn toàn mới dùng.

C. Cách bảo quản

Đề bảo quản nước đường, bạn cần lưu ý đậy nắp không cần phải quá chặt tránh hiện tượng đường lên gas (do trong nước đường có chanh là axit phản ứng với đường và khí không thoát ra ngoài được. Do đó chỉ cần đậy nắp vừa phải để tránh kiến. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng nước đường bị lên gas khi làm bánh. Trước khi làm bạn thử nếm xem nước đường có vị cay của gas không nhé.

Đối với nước đường bánh dẻo, bạn chỉ cần đậy kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh 1 - 2 tháng.

Nếu bạn chưa làm thành công nước đường hoặc cần một số lượng nước đường lớn, thì nước đường bánh nướng, bánh dẻo Farina sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn mùa trung thu này:

  • Bột bánh sau khi trộn nước đường sẽ mềm ráo và không dính tay.
  • Vỏ bánh giữ độ mềm, giữ ẩm tốt trong thời gian bao quả nhở độ đường khử cao.
  • Tạo màu sắc và hương vị thơm ngon cho vỏ bánh nhờ phản ứng giữa protein bột mì và đường trong quá trình nướng bánh.
  • Khả năng giữ ẩm cho vỏ bánh tốt.
  • Vỏ bánh không bị chảy nhão dù trộn bằng tay hay bằng máy.
  • Độ ngọt vừa phải, sản phẩm luôn được cập nhật và cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường.
  • Kéo dài thời hạn sử dụng cho bánh trung thu (theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Tránh tình trạng bánh bị nổi men, mốc trong quá trình bảo quản. Thực tế thấy rằng bánh làm trung thu làm bằng nước đường Farina có thể bảo quản trong điều kiện phòng ít nhất 10 ngày.
  • Cam kết đảm bảo chất lượng lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000:2018

Cách nấu nước đường bánh trung thu rất đơn giản nhưng cách để nhận biết nước đường đã đạt hay chưa thì quan trọng hơn cả. Thêm vào đó, bạn cũng cần biết cách bảo quản nước đường đúng cách. Hy vọng, bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công.

Xem thêm sản phẩm nước đường Farina:

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: